Hoạt động sau chiến tranh Panther

Mặc dù có công nghệ thiết kế được xem là "tối tân", nhưng Panther có rất ít ảnh hưởng đến các loại tăng sau chiến tranh.Loại tăng AMX 50 của Pháp(được thiết kế sau chiến tranh) có ảnh hưởng nặng từ Panther nhưng cũng không bao giờ được đặt lên dây chuyền sản xuất. Người Pháp đã nâng cấp một loại pháo mới từ pháo 75 mm KwK 42 L/70 (của Panther) thành pháo 75 mm DEFA-CN75-50. Hai loại pháo này bước đầu được trang bị cho tăng hạng nhẹ AMX 13 và xe bọc thép Panhard EBR. Nếu so sánh Panther với T-34/76 thì nhà sử học quân sự Steve Zaloga có nói rằng Panther chính là tiền thân của các loại MBT (viết tắt của chữ: "Main Battle Tank" - tạm dịch: "Xe tăng chiến đấu chủ lực) - một loại xe bọc thép (xe tăng) xuất hiện 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Panther được sử dụng bởi một vài lực lượng quân đội khác, trước và sau năm 1945.

Một chiếc Panther phục vụ cho quân đội Liên Xô

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Liên Xô sử dụng một số chiếc Panther mà họ bắt giữ được. Chúng được sơn lại màu của quân đội Liên Xô và sửa chữa lớn về mặt ngoài để tránh bị bắn nhầm.

Trong thời gian tháng 3 và tháng 4 năm 1945, quân đội Bulgaria nhận được 15 chiếc Panther các loại (Ausf.A-D-G...) từ quân đội Liên Xô; nhưng chúng chỉ được sử dụng trong thời gian rất ngắn. Chúng bị tháo rời các bộ phận chính và được sử dụng thành lô-cốt canh gác ở biên giới Bulgaria - Thổ Nhĩ Kỳ đến cuối những năm thập niên 40. Số phận của những lô-cốt hiện không rõ, nhưng có một số nguồn cho thấy rằng số lô-cốt này bị tháo rời và vứt bỏ vào những năm 1950.

Vào tháng 5 năm 1946, quân đội România nhận được 13 chiếc Panther từ quân đội Liên Xô. Ban đầu chúng được sử dụng bởi lữ đoàn thiết giáp số 1. Đến năm 1947, số tăng này được chuyển cho sư đoàn Liên Xô Tudor Vladimirescu - đây là một sư đoàn tình nguyện. Panther được đặt biệt danh là T-5 khi hoạt động trong các sư đoàn tại đây. Những chiếc Panther được bảo quản trong tình trạng khá tồi tệ và còn hoạt động đến tận năm 1950; đúng thời điểm mà quân đội România nhận được những chiếc xe tăng T-34/85 từ quân đội Liên Xô. Tất cả số Panther-T-34/85 bị loại bỏ vào năm 1954. Panther hoạt động tại đây gồm nhiều loại: Ausf.A-D-G[126]. Số Panther này được giới thiệu đến công chúng vào ngày 1 tháng 5 năm 1948 tại một cuộc phô trương lực lượng quân đội với cờ-huy hiệu Romania. Tính đến năm 1950, Panther là loại tăng nặng nhất mà quân đội Romania từng sở hữu.

Một chiếc Panther (với biệt danh: "Cuckoo") phục vụ cho lực lượng Coldstream Guard (một trung đoàn thuộc quân đội Anh).[127]

Phát xít Nhật cũng có mua từ Đức một chiếc Panther Ausf.D để nghiên cứu sự đảo chiều (đảo ngược)[128] vào năm 1943. Nhưng, công nghệ này không bao giờ được áp dụng cho các loại tăng Nhật. Giáp xiên và thiết kế tháp pháo của Panther có ảnh hưởng không nhỏ đến các bản thiết kế tăng giai đoạn cuối chiến tranh của Nhật: Chi-To Kiểu 4 và Chi-Ri Kiểu 5.[129]

Sau chiến tranh, Pháp sở hữu đến hơn 50 chiếc Panther các loại đủ để thay thế và trang bị cho trung đoàn 503. Số tăng này hoạt động đến tận năm 1950 - vào thời điểm này số Panther đã bị thay thế bởi tăng hạng nặng ARL 44.

Vào năm 1946, quân đội Thụy Điển có gửi một phái đoàn đến Pháp nhằm xin lại số Panther để nghiên cứu kỹ thuật. Trong chuyến đi, người Thụy Điển có phát hiện một vài chiếc Panther-tàu chiến nên đã xin về nhằm mục đích thí nghiệm và đánh giá. Cuộc thử nghiệm kéo dài đến tận năm 1961. Hiện tại chiếc Panther này được trưng bày tại bảo tàng Panzer Đức (Deutsches Panzermuseum), Munster.[130]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Panther http://afvdb.50megs.com/germany/pz5.html http://afvdb.50megs.com/usa/pics/m4sherman.html#M4... http://www.achtungpanzer.com/panth2.htm http://www.achtungpanzer.com/panzerkampfwagen-v-pa... http://www.achtungpanzer.com/panzerkampfwagen-v-pa... http://www.achtungpanzer.com/pz4.htm#panther http://www.anicursor.com/colpicwar2.html http://www.canada.com/ottawacitizen/news/story.htm... http://www.lonesentry.com/articles/ttt_panther/ind... http://www.militaryfactory.com/armor/detail.asp?ar...